Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Thực tiễn là chân lý



                                      
Nguyễn Trọng Vĩnh *


Trước hết phải nói rằng không những đảng viên có chức có quyền, càng cao thì tham nhũng càng lớn, uy tín của Đảng giảm sút, lòng tin của dân đối với Đảng mất dần. Nhà nước và nhân dân tôn vinh Lý Thái Tổ, Lý Nhân Tông, chứ không ai tôn vinh Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng.

Sau đổi mới năm 1986, “Kinh tế có bước phát triển, nhưng đó là so với điểm xuất phát thấp của chúng ta, nếu so với bạn bè trên thế giới và ngay trong khu vực thì còn chậm phát triển và còn nghèo lắm”, đúng như nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói. Tôi xin nói thêm là: Tụt hậu khá xa. Đời sống nói chung có cải thiện so với thời bao cấp, có một số thành tựu trong xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu, sân bay, bến cảng, chỉnh trang đô thị, có một số khá ngoạn mục như thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, … Tuy nhiên, so thành tựu với sai lầm, tổn hại thì sai lầm tổn hại nhiều gấp mấy lần, làm cho dân nghèo, nước yếu.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Mùa thu ly hương

Ha Vinh
Quê gốc:An Hà -Lạng Giang -Bắc Giang

Sáng tháng bảy xôn xao sông nước.

Đường chân trời xanh biếc mùa thu.

Miền quê tím ngắt hận thù,

Cao bay xa chạy cho dù hợp tan.



Mai mười sáu là ngày ly tán,

Con xa cha , em chị xẻ đàn

Ngậm ngùi ngấn lệ chứa chan.

Chồng sầu héo ruột,vợ tan nát lòng.



Ngoài sân gió trăng chong vẫn tỏ.

Mẹ tảo tần gói bánh cho con.

Những mong cách trở ngàn non,

Bánh quê , con lại nhớ còn hôm nay.



Vượt gian chuân con bay tới trước.

Trải khó khăn con được thành danh.

Sương mù tan . Sáng trời xanh…

Vui đời hạnh phúc yên lành tự do.

                           *

                      *        *

Đêm thu tàn, vừng đông lóa đỏ.

Buổi bình minh gió lặng ,trời cao.

Hương quê êm dịu ngọt ngào,

Tình nhà lưu luyến ,ra vào ngẩn ngơ.



Ngó chân trời nhạt mờ nhân thế.

Mẹ ôm con mắt lệ hai hàng :

“ Con đi hỏi núi hỏi ngàn,

Ở đâu rũ được cơ hàn thì thôi !...”

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Sự dối trá trá trơ tráo





Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!



150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.



Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.



Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra :



_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?



_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp ?

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Mèo nhà




Mèo vàng mèo mướp mèo khoang,
Lặng ngồi suy ngẫm bầu đoàn mà thương.
Vẫn mang dáng hổ can trường ,
Chút vui ngắn ngủi,mặt buồn quanh năm.
Tiếng yêu nghe cũng dữ dằn,
Tâm tình mà lại chối chăng giữa đời.
Tuổi mèo có được mấy mươi…
Meo meo là tiếng mèo cười đó chăng?
Trời cho sắc vuốt nhọn răng,
Không là cọp dữ hung hăng hại người.
Khôn ngoan yên phận thiệt thòi ,
Đành tâm ăn nhạt chẳng đòi cao lương.
Dửng dưng muôn sự đời thường,
Mèo khôn một chủ một đường quen quen./.



                                                                    Bờ mận 1992 .

.

.