Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Hiến pháp - Pháp luật

 Hà Huy Sơn

20-10-2021

Điều 25 – Hiến pháp: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 117 – Bộ luật hình sự: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tôi cho rằng trong thực tế Điều 117 đã hạn chế và cản trở quyền cơ bản của công dân quy định tại Điều 25, Hiến pháp. Nhiều người bằng nhiều cách khác nhau bày tỏ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình mà bị bắt và bị kết án nặng nề với nhiều năm tù.

Để hoàn thiện pháp luật cần phải thay đổi hoặc huỷ bỏ Điều 117 để quyền cơ bản của công dân được tôn trọng trọn vẹn. Đây là một quá trình lên tiếng, kiến nghị, phản biện hoặc đấu tranh của nhiều người trong cả một thời gian dài. Đó cũng là quy luật chung của quá trình mà những quyền tự do căn bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo đảm. Những người bị bắt, bị kết án theo Điều 117 thực chất không ít thì nhiều cũng là những người đã đi và đang đóng góp cho quá trình đó.

Tôi cho rằng các bị cáo và những người biện hộ cho các bị cáo nên tập trung và cô đọng bản chất vụ án theo thực chất đó để công luận dễ tiếp cận. Thay vì chỉ tập trung vào các tình tiết vào sự khác biệt, làm phức tạp vụ án dẫn đến vấn đề bị pha loãng. Để đạt được mục đích nào đó thì phải có nhiều người trong khoảng thời gian nhất định cùng đi trên một lối, có tính kế tục, nhắc nhở, kiên trì nó sẽ thành đường. Nhiều người cùng gõ vào một cánh cửa, cánh cửa đó sẽ mở. Nhiều người cùng đồng thanh lên tiếng thì tiếng nói sẽ được cộng hưởng.

Không nên khác thường, thần tượng hoá thành các anh hùng bằng một vài câu nói, một vài khẩu ngữ hoặc những hình ảnh phi thường mang tính xây dựng hình tượng. Tất cả hãy nên giản dị và bình thường, gần gũi, điều đó sẽ góp phần tạo nên con đường.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét