Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Nghĩa và tình công và ơn

25-9-2018




Ông Trần Đại Quang. Ảnh: AP

Từ lúc ông Trần Đại Quang – Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua đời đến nay, mạng xã hội và các diễn đàn điện tử tại Việt Nam càng lúc càng nóng, số người bày tỏ sự thương tiếc ông Quang càng lúc càng giảm.
***
Cuối tuần vừa qua, một số facebooker đã sử dụng “nghĩa tử là nghĩa tận” như một đặc thù của văn hóa hoặc “khẩu nghiệp” như một yếu tố răn đe, nhằm đáp trả sự phấn khích của nhiều người sử dụng mạng xã hội trước tin ông Quang qua đời.
Tranh cãi trên mạng xã hội và các diễn đàn điện tử lại bùng lên giống như dùng dầu chữa cháy. Những ý kiến kiểu như “muốn thiên hạ có ‘nghĩa’ với mình khi mình chết thì tối thiểu khi còn sống cũng phải có ‘nghĩa’ với thiên hạ” (1), kèm theo hàng loạt dẫn chứng khi còn sống, ông Quang và các đồng chí, đồng đội đã hành xử bất nhân, bất nghĩa (cưỡng đoạt tài sản của nhiều triệu người; không đàn áp những người kêu oan thì cũng dửng dưng, bỏ mặc họ; trấn áp những cá nhân bày tỏ mong muốn cải tổ một cách ôn hòa; thậm chí hành xử thô bạo trong rất nhiều đám tang, kể cả đám tang của những người đã từng là đồng chí, đồng đội chỉ vì cuối đời, họ bất đồng quan điểm với hệ thống chính trị đương thời,…) đã khiến nhóm muốn dùng “nghĩa tử là nghĩa tận” như một đặc thù của văn hóa để ngăn chặn những chỉ trích ông Quang ngậm tăm. Tương tự, răn đe về “khẩu nghiệp” cũng bị vô hiệu hóa vì giáo lý Phật giáo không bao giờ dạy cẩn ngôn, tránh “khẩu nghiệp” là câm nín trước điều ác, điềm nhiên tọa thị trước bất công (2).
Dường như chưa bao giờ, xung đột do bất đồng về cách nhìn đối với “nghĩa” và “tình” giữa người Việt với nhau gay gắt đến thế và cũng chưa bao giờ, tranh cãi về “nghĩa” và “tình” thẳng thừng, rõ ràng, rạch ròi như thế.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Lăng tẩm mỉa mai,vì khi sống toàn làm những điều ô danh

24-9-2018
Phong kiến là gì? Phong là phong tước, kiến là kiến địa. Từ phong kiến xuất phát từ đó. Thời kì sơ khai của xã hội loài người, khi một ông vua khai quốc lên ngôi, ông ta sẽ phong tước cho con cháu dòng họ và công thần. Đi kèm với phong tước sẽ là việc chia chác đất đai cho những người ấy, điều này người ta gọi là “phân phong”.
Việc chia chác này xem như mỗi người được phong sẽ là vua trên vùng đất của mình. Chính việc phân phong đó mà quyền lực của vua ở trung ương bị mất dần qua nhiều đời sau. Thế là một quốc gia to lớn và hùng mạnh ban đầu trở thành những quốc gia nhỏ và chúng đánh nhau liên miên. Thời kì nhà Chu trước Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa cổ đại là dạng nhà nước đó – nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ. Loại phong kiến này đã đưa đất nước Trung Hoa bị xé nát thành từng mảnh nhỏ và kéo theo đí chiến tranh xâm chiếm suốt thời Xuân Thu – Chiến Quốc kéo dài hơn 500 năm.
Doanh Chính – Tần Thủy Hoàng là một ông vua nước Tần, chỉ là một nuớc trong rất nhiều nước thời Chiến Quốc. Ông ta có tài quân sự, đã đưa nước Tần thành một quốc gia thống nhất Trung Quốc kết thúc thời Chiến Quốc đầy chiến tranh loạn lạc. Đấy là công lớn đầu tiên của ông ta. Nhưng đó chưa phải là công lao to lớn duy nhất, ông ta còn có công xoá bỏ phong kiến phân quyền cát cứ thời Xuân Thu – Chiến Quốc và lập nên phong kiến tập quyền về sau. Thời ông chỉ có phong tước mà không kiến địa cho công thần và con cháu dòng họ. Tất cả không ai là vua con ở lãnh địa của mình, mà chỉ là thay vua quản một khu vực địa lý. Vua có thể bổ quan đi bất cứ nơi đâu chứ không phải quan là lãnh chúa ở một chỗ làm vua con như thời phong kiến phân quyền.
Từ chỗ xoá phong kiến phân quyền thiết lập phong kiến tập quyền, nước Trung Hoa mạnh lên và bắt đầu đi xâm chiếm lân bang để mở rộng bờ cõi thành nước Trung Hoa rộng lớn như hôm nay.
Tần Thủy Hoàng công lao lớn thế, nhưng ông ta rất tàn bạo. Bắt dân xây Vạn Lý Trường thành và rất nhiều trong họ phải chết vì lao lực. Ông cũng nổi tiếng đốt sách và chôn sống những nho sĩ đương thời. Và người đời sau chỉ nhớ đến Tần Thủy Hoàng như ông vua bạo chúa mà quên đi công lao to lớn của ông ta. Mua danh ba vạn bán danh ba đồng, gây tiếng thơm cho hậu thế không dễ.
Sau nhà Tần sụp đổ, Trung Hoa loạn thời gian ngắn thì triều đại nhà Hán thay thế. Hán Cao Tổ – Lưu Bang cho xây dựng nhà nước Trung Hoa theo mô hình phong kiến tập quyền do Tần Thủy Hoàng sáng lập. Nhờ mô hình này mà nhà Hán tồn tại và phát triển hơn 400 năm (206-220) đến thời Tam Quốc mới kết thúc. Thời cực thịnh, nhà Hán đã mở rộng và sáp nhập rất nhiều lãnh thổ về cho Trung Hoa, đến nỗi dân tộc Trung Hoa tự nhận mình là người Hán. Và tư tưởng đại Hán cũng từ đó mà hình thành. Tính đến nay, tư tưởng Đại Hán đã thấm vào dân tộc này hơn 2000 năm, nó cùng với hệ tư tưởng Khổng Giáo là thứ gần như không thể xoá được với người Trung Hoa. Ngày nay, hệ tư tưởng đó sẽ trói dân tộc Trung Hoa khó theo kịp văn minh và nó cũng là mối nguy cho khu vực.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Như thế làm sao dân giàu nước mạnh



Số người hưởng lương, phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước là 11 triệu người. Bình quân, cứ 9 người dân Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách-Thông tin từ PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Fulbright Việt Nam, đưa ra trong một bài báo trên VietNamNet.
9 người dân phải nuôi 1 “người nhà nước”, khi đa số người dân còn ở mức sống nghèo khó, thu nhập bình quân theo đầu người vào loại thấp?
Không một nền kinh tế nào nuôi nổi bộ máy như thế này-GS TS Hoàng Chí Bảo, nguyên uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương , nhận xét.
Nếu không quyết liệt điều chỉnh, nguy cơ vay nợ nuôi bộ máy, đẩy nợ công tăng thêm, không còn là cảnh báo. Bộ máy hành chính phình ra, số lượng người ăn lương hoặc phụ cấp từ ngân sách tăng lên, khiến những lo toan của nền kinh tế vốn chưa hề thanh thoát càng thêm rối bời và đôi vai đa số người dân vốn đang nặng gánh, dù muốn cũng không thể nhẹ bớt. Mục tiêu cải thiện mức sống của người làm công ăn lương sẽ khó mà như ý, và nạn nhũng nhiễu, tham nhũng, tìm mọi kẽ hở để “ăn không từ một thứ gì” có cơ nghiêm trọng hơn. Và đáng lo hơn, đất nước này khó mà tiến nhanh tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Dân không giàu, nước không mạnh thì sự nghiệp đấu tranh bảo toàn cương vực, lãnh thổ quốc gia, đòi lại phần đất đai, biển đảo bị ngoại bang xâm lấn, cưỡng đoạt khó mà trọn vẹn.
Một con số khác: Tỷ lệ công chức và viên chức trên tổng số dân toàn quốc của Việt Nam là 4,8%, cao nhất trong các quốc gia khu vực Đông Nam á. So với nước Mỹ, dân số Việt Nam không bằng 1/3, nhưng số lượng công chức thì nhiều hơn họ. Nếu xem những ai giữ chức vụ từ phó phòng trở lên là quan chức, thì tỷ lệ quan chức ở nước ta cũng thuộc hàng hùng hậu! Không chỉ ở Hải Dương mới có tình trạng một sở hầu hết là quan chức, mà gần đây, “phát lộ” Thanh Hoá, Quảng Bình cũng tồn tại những đơn vị “đồng bệnh tương liên”. Nhiều cơ quan Trung ương ở ta còn vận dụng sáng tạo chức “hàm” để ban phát chức tước, “quan hoá” đồng loạt: Có vụ trưởng, phó vụ trưởng, lại có “hàm” vụ trưởng, “hàm” phó vụ trưởng. Thêm “hàm” là thêm chi tiêu ngân sách, là tăng tính quan liêu trong bộ máy, thêm khó cho tổ chức và thêm gánh nặng cho người dân.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Đạo sắc màu máu

Bá Tân
4-9-2018
Nhà văn, nhà báo Từ Khôi, tác giả của “Đạo sắc màu máu”. Ảnh: báo NHN
Chúc mừng Từ Khôi có thêm “đứa con tinh thần” khá có sức nặng, được dư luận quan tâm.
Liên tục hai năm, nếu sinh đẻ bằng quan hệ vợ-chồng, Từ Khôi sẽ bị quy cho vỡ kế hoạch. Ngược lại, trên phương diện lao động sáng tạo văn chương, Từ Khôi đáng được trân trọng bởi hai năm liên tiếp cho ra đời hai tác phẩm, tạo chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc.
Vụ án Thái Sư hóa hổ cũng như các nhân vật, những tình tiết lịch sử đặc sắc trong “Đạo sắc màu máu” không xa lạ với những ai am hiểu lịch sử, ham làm giàu hiểu biết bằng đọc sách. Nói về đề tài không mới, nhiều người đã biết, nhưng đọc tác phẩm của Từ Khôi vẫn bật lên những điều mới mẻ, sự lay động xốn xang, câu chữ thổn thức gắn suy tư chiều sâu lịch sử với sức nóng hầm hập của xã hội đương thời.
Những chuyện xưa được tái hiện trung thực đầy sáng tạo, văn chương là phải thế, đó là đóng góp đáng trân trọng của Từ Khôi. Là nhà báo, nếu chỉ một mực a dua theo định hướng răm rắp một chiều, đừng mơ trở thành ngòi bút được công chúng đón đợi. Từ Khôi đã vượt qua nhà báo luôn bị “vòng kim cô” bủa vây siết chặt, tự mình tìm ra con đường không thể ngăn chặn, tạo ra ngòi bút nhà văn luôn hướng về bầu trời tự do.