Trách nhiệm của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học Nông nghệ – đương kim Chu Tổng đốc Hà thành Chu Ngọc Anh ở đâu?
Tôi đã định không viết gì nữa nhưng hôm nay đọc thông tin Bộ Khoa học – Công nghệ đã gỡ thông mà Bộ này đã đăng tuyên bố rằng bộ kit test COVID-19 của Việt Nam “được WHO chấp thuận” trên website của Bộ thì đúng là không thể tưởng tượng được mức độ xảo trá của quan chức có liên quan.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có văn bản bác bỏ không chấp nhận cho phép lưu hành (NOT ACCEPTED) bộ Kit này, vậy mà các ông cho công bố thông tin trên Website của mình là “ĐƯỢC CHẤP THUẬN” cho phép lưu hành.
Bộ KHCN và Bộ Y tế ngang nhiên cho Việt Á bán cho CDC của 62 tỉnh thành trong cả nước, với giá cao ngất ngưởng. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hải Dương mua tổng trị giá 151 tỷ đồng, thì giám đốc CDC Hải Dương được Việt Á lạy quả 30 tỷ đồng (30%).
Việt Á bán được hơn 4.000 tỷ đồng, thì theo tỷ lệ ăn chia trên, Việt Á thu về 3.200 tỷ đồng, còn 800 tỷ đồng cho các quan chức xơi.
Tưởng nơi sản xuất Kit của Việt Á thế nào, hóa ra là một phòng rộng hơn 10m2, nhìn vô cùng mất vệ sinh, lộn xộn. Có 10 nhân viên sản xuất pha chế, mà đa số chưa học hành về chuyên ngành dược. Vậy mà mỗi ngày cho ra đời 30.000 bộ kít nhân với 550l/1 bộ = 16.5 tỷ đồng/1 ngày.
Một xét nghiệm PCR thời kỳ đầu các nơi thu trên 2 triệu đồng, sau khi bị báo chí thắc mắc, thì giảm về hơn 1 triệu, rồi giảm về 950 ngàn đồng, rồi giảm về 750 ngàn đồng, hiện tại còn 500 ngàn đồng.
Sao các ông hút máu dân kinh khủng như vậy? À, mà quên, hít cả dịch mũi dân sạch như vậy?
Đến giờ thì chắc mọi người đã vỡ lẽ ra là tại sao lại được tư vấn chọc thật nhiều, ngoáy thật nhiều
Tham nhũng là một liên minh ma quỷ giữa các quan chức và những kẻ dã tâm.
Việc làm sai trái của Bộ Y và Bộ KHCN thì đã rõ, và họ cần phải bị trừng phạt, nhưng trừng phạt hết, thì như lời của cựu chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, là kỷ luật hết lấy đâu người ra để mà làm việc?
Tuần trước, nhân vật Trần Huy Đức đã được bổ nhiệm vào ghế Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 5 năm, có hiệu lực kể từ hôm nay. Trần Huy Đức là ai? Có tài cán gì để nắm giữ trọng trách này?
Trần Huy Đức sinh năm 1975, tại Hoà Vang, TP Đà Nẵng. Cha của Đức là Trần Mẫn, sinh năm 1951, từng là Thẩm phán cấp cao, cựu Chánh tòa Phúc thẩm Tối cao ở Đà Nẵng.
Trần Mẫn là em ruột bà Trần Thị Thuỷ, cựu Phó Trưởng phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Bà Thủy là vợ Nguyễn Văn Chi, cựu Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 10, Bí thư Trung ương đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hai khoá 9, 10.
Dây mơ rễ má như vậy, nên từ anh cán bộ toà án vô danh, Trần Mẫn được anh rể đẩy lên đến tột đỉnh. Trong một thời gian ngắn, Trần Mẫn lần lượt nắm giữ ghế Chánh án huyện Hoà Vang, Chánh án TP Đà Nẵng, rồi Chánh án Toà Phúc thẩm Tối cao tại Đà Nẵng, quyền lực bao trùm cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Tháng 4/2000, ông Trần Văn Thanh, Giám đốc CA Đà Nẵng chỉ đạo bắt giam Phạm Minh Thông, kẻ đưa hối lộ 4,4 tỷ đồng cho Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và tuyên chiến, muốn bứng trọn “ổ tham nhũng” do Bá Thanh cầm đầu. Tiếc thay, Trần Văn Thanh “chọi” phải đá, khi Bá Thanh có đàn anh là Nguyễn Văn Chi bảo kê.
Cái giá mà Trần Văn Thanh phải trả khá đắt. Dù được chuyển về Bộ Công an, mang lon Thiếu tướng, Chánh Thanh tra Bộ Công an, nhưng tướng Thanh vẫn bị dàn cảnh, cài bẫy để lôi vào vụ án hình sự, bị khởi tố điều tra và truy tố trước toà. Ngồi ghế chủ toạ phiên toà xét xử và ra lệnh áp giải tướng Trần Văn Thanh hầu toà khi hôn mê trên cáng cứu thương năm 2009, chính là Trần Mẫn.
Phe nhóm chính trị của Nguyễn Bá Thanh thời đó là “bất khả chiến bại”. Ở Đà Nẵng, Bá Thanh có trong tay quân bài Lê Ngọc Nam, Giám đốc Công an, cùng đàn em do đích thân Nam tuyển dụng và giới thiệu với Tổng cục Tình báo Bộ Công an là Vũ “nhôm”, tức Phan Văn Anh Vũ.
Bên Viện Kiểm sát thành phố, Bá Thanh thu nạp được Viện trưởng Trần Thanh Vân và Nguyễn Hữu Linh (sau Linh lên Viện phó và vướng vô kỳ án “Dâm ô trẻ em dưới 16 tuổi”, chấn động cả nước vào năm 2019).
Phía toà án thì đã có Trần Mẫn “bao thầu”, Bá Thanh muốn tuyên ai bao nhiêu năm tù, đề nghị khởi tố ai thì cứ lập trình sẵn rồi trao cho Trần Mẫn, để ông ta “nhân danh nước Cộng hoà XHCN” mà tuyên án.
Ngoài Trung ương, Bá Thanh có đại ca Nguyễn Văn Chi và “bố già” Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng Bộ Công an hiệp sức, nội công, ngoại kích. Tướng Trần Văn Thanh bị cô lập, phế bỏ binh quyền và ra toà là vậy.
Quay lại câu chuyện Trần Huy Đức, Trần Mẫn đã lo cho con trai từ A đến Z, từ chuyện kiếm cho “cậu ấm” tấm bằng chuyên tu Đại học Luật, cử nhân tại chức ĐH Kinh tế, thạc sĩ Luật, Cao cấp Chính trị…
Trước khi nghỉ chế độ, về vườn đuổi gà, Trần Mẫn đã kịp kéo con trai Trần Huy Đức từ cán bộ toà án cấp huyện về Toà án Thành phố để “quy hoạch” làm lãnh đạo. Tháng 3/2014, Trần Huy Đức được bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án TP Đà Nẵng.
Tháng 9/2016, sau khi yên vị trên ghế Uỷ viên Trung ương khoá 12, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã điều động Trần Huy Đức, là em họ, con cậu ruột của Xuân Anh, rời Toà án về nắm giữ trọng trách Chánh Thanh tra UBND TP Đà Nẵng. Mục đích của Xuân Anh là trao cho Đức gươm lệnh để “chặt chém” tất cả những cán bộ sở ban ngành dưới quyền, làm trái ý chỉ đạo hoặc chung chi không đủ theo yêu cầu.
Dư luận Đà Nẵng cho rằng, những buổi yến tiệc sơn hào hải vị do Vũ “nhôm” tổ chức tại nhà riêng 82 Trần Quốc Toản, hoặc ở những nhà hàng sang trọng, người ta thấy thấp thoáng bóng dáng Trần Huy Đức và Viện phó Viện Kiểm sát Nguyễn Hữu Linh. Đức và Linh cũng là “bộ đôi” chạy án khét tiếng miền Trung. Ai bị bắt giam hay muốn tại ngoại, muốn án treo hay án tù… từ hình sự, kinh tế, đến hôn nhân gia đình, chia chác tài sản thừa kế… tất tật đều cứ tìm đến bộ đôi Trần Huy Đức – Nguyễn Hữu Linh.
Giai đoạn này quan chức ở Đà Nẵng chia làm hai phe, đối đầu tranh giành quyền lực: Phe đảng do Xuân Anh và Thượng tá tình báo Vũ “nhôm” cầm đầu được ví là “du côn chính trị” và phe còn lại là “phe chính quyền”, tập hợp xung quanh Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Hai phe đều tung ra hết những đòn phép, thủ đoạn, đánh nhau một mất một còn. Đỉnh điểm, Nguyễn Xuân Anh quyết tâm tiêu diệt ông Mai Đăng Hiếu, sinh năm 1971, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ, một người xem thường và không chịu chung chi cho Nguyễn Xuân Anh, nhắm đánh “bắc cầu” phe Huỳnh Đức Thơ.
Một đoàn thanh tra liên ngành do bà Lương Nguyệt Thu, Uỷ viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ làm trưởng đoàn, các uỷ viên trong “bè lũ bốn tên” gồm:
– Trần Thị Kim Oanh, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy;
– Trần Huy Đức, Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh tra thành phố;
– Lê Thị Thu Hạnh, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố;
– Trần Văn Chung, Bí thư Chi bộ, đại tá, Trưởng phòng An ninh Kinh tế, Công an thành phố Đà Nẵng.
Vốn xuất thân cán bộ ngoại giao chính trực, Mai Đăng Hiếu hoàn toàn không biết vòng vây đang siết chặt và các chỉ đạo triệt hạ đang nhắm vào mình. Rất may, trưởng đoàn Lương Nguyệt Thu không đồng ý với đề nghị của “bè lũ bốn tên” về việc khai trừ đảng, mở đường cho việc khởi tố và bắt giam Mai Đăng Hiếu.
Mưu sự không thành, “bè lũ bốn tên” đã quay sang ký tên tập thể, sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị đóng vào văn bản có nội dung tố cáo, vu khống bà Lương Nguyệt Thu. Hành động của “bè lũ bốn tên” vi phạm Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và cái kết là cả Trần Thị Kim Oanh, Trần Huy Đức, Lê Thị Thu Hạnh và Trần Đình Chung đều nhận án kỷ luật “khiển trách” cả về mặt đảng và chính quyền.
Nhiều cán bộ đảng viên tại Đà Nẵng cho rằng, “bè lũ bốn tên” đã tốn khá nhiều tiền để… chạy án, vì lẽ ra mức kỷ luật dành cho các nhân vật này, công cụ của phe nhóm thao túng chính trị, phải là khai trừ ra khỏi đảng.
Tháng 10/2017, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị cách tất cả các chức vụ, bị đuổi ra khỏi Ban Cchấp hành Trung ương. Dư luận lại rộ lên thông tin “bè lũ bốn tên”, trong đó có Trần Huy Đức vẫn tại vị, nhờ đã “chung chi” đầy đủ cho Trương Quang Nghĩa, tân Bí thư Đà Nẵng, được Trung ương điều về thay Nguyễn Xuân Anh.
Không hổ danh cha nào con nấy, khi có chỗ dựa mới, Chánh thanh tra Trần Huy Đức lại bắt đầu đi “thu xâu” các sở ban ngành có dấu hiệu tham nhũng, làm trái các quy định nhà nước. Các công ty đầu tư kinh doanh nhà, công ty công trình công ích, các Ban quản lý dự án… là những nơi phải cống nộp tiền tỷ cho quan thanh tra Trần Huy Đức.
Có một nơi sai phạm ngút trời đó là Sở Y tế thì không thấy quan thanh tra Trần Huy Đức sờ vào. Nơi đây từ quan chức cấp sở, đến lãnh đạo các bệnh viện công lập, Trung tâm Y tế quận huyện “ăn” rất dày. Gần nửa tỷ đồng cho một suất tuyển viên chức y tế, nâng khống vật tư thiết bị y tế để rút ruột ngân sách nhà nước, lập công ty “sân sau” để đấu thầu thuốc, gian lận trong các hợp đồng mua bán trang thiết bị đắt tiền, đẻ ra đủ các kiểu hút máu bệnh nhân… là những điều gây phẫn nộ, nhức nhối trong dân chúng Đà Nẵng!
Ấy thế mà con “kền kền” đầu đàn Giám đốc Sở Y tế Ngô Thị Kim Yến không hề hấn gì, ngược lại còn được Thanh tra thành phố nhắm mắt làm ngơ, để rồi tái cử Thành uỷ viên, đại biểu HĐND TP và nhảy tót lên chức Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Trách nhiệm này thuộc về Chánh thanh tra Trần Huy Đức, vì Ngô Thị Kim Yến là người cùng phe nhóm chính trị với Đức và cũng là cháu ruột ông Nguyễn Văn Chi.
Tại Đại hội lần thứ 22 đảng bộ Đà Nẵng, khi chuẩn bị cơ cấu nhân sự, người ta gạt bỏ nhân vật được xem là “du côn chính trị” Trần Huy Đức. Vì vậy tháng 3/2020, Đức nhanh chân xin rút khỏi ghế Chánh Thanh tra, để “chạy” cho được về vị trí Chánh Văn phòng Toà án Cấp cao ở Đà Nẵng.
Ngày 22/11/2021, ông Nguyễn Hòa Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Tối cao, đã trao quyết định bổ nhiệm Trần Huy Đức giữ chức Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 5 năm, kể từ hôm nay, ngày 1/12/2021.
Như vậy cha con Trần Mẫn – Trần Huy Đức sắp hoàn thành “cuộc đua kỳ thú” đầy toan tính, rằng vài năm ngồi ghế Chánh án Phú Yên, Đức sẽ gom đủ “cả vốn lẫn lời” để quay về nắm trọng trách Phó Chánh tòa Cấp cao tại Đà Nẵng, thậm chí có thể ngoi lên tranh ghế Chánh án Toà án cấp cao Đà Nẵng.
Vùng đất Phú Yên nghèo, xếp hạng 39/63 toàn quốc, thu nhập bình quân đầu người khoảng 3 triệu đồng/ tháng nhưng quan chức thì giàu nứt đố đổ vách, vì chúng “ăn của dân không chừa bất cứ thứ gì”.
Năm 2019, Lê Văn Phước, cựu Chánh án TAND tỉnh Phú Yên bị tuyên phạt 15 năm 6 tháng tù về tội “Tham ô tài sản”. Năm 2020, Toà phúc thẩm giảm xuống còn 12 năm 6 tháng tù. Không biết rồi đây bao nhiêu tài sản, ngân sách nhà nước sẽ chảy vào túi tham và bao nhiêu dân nghèo Phú Yên sẽ lãnh oan án dưới bàn tay của “du côn chính trị” Chánh án Trần Huy Đức?
Đọc trên báo thấy có tin: “Sau 3 kỳ thảo luận, các ĐBQH vẫn chưa nhất trí việc tịch thu hay đánh thuế, hay đưa ra tòa với tài sản không chứng minh được nguồn gốc. Thậm chí, qua phát phiếu lấy ý kiến, vẫn không quyết được ‘số phận’ tài sản này“.
Đồng thời, khi lấy ý kiến các đại biểu chỉ có 209/456 ý kiến, chiếm 45,93% số ĐB tham gia cho ý kiến (chiếm 43,09% tổng số ĐBQH), tán thành phương án giải quyết tại tòa án. Phương án đánh thuế thu nhập còn nhận được ít sự ủng hộ hơn, chỉ 156/456 ý kiến (chiếm 32,16% tổng số ĐBQH) tán thành. Ngoài ra, 40/456 ĐB (chiếm 8,24% tổng số ĐBQH) đề nghị giữ như quy định của luật Phòng chống tham nhũng hiện hành. Chỉ có 1 ý kiến đề nghị tịch thu và 31 vị ĐBQH (chiếm 6,39% tổng số ĐBQH) không thể hiện chính kiến của mình.
Có lẽ đây là một trong số những vấn đề bàn cãi trong Quốc hội Việt Nam mà lại có những con số khác biệt như thế này. Thường tỷ lệ tán thành là trên 90% và có lúc 99,9%. Tại sao vấn đề này lại có những con số khác biệt như vậy?
Lý do là đang bàn về vấn đề dính dáng đến quyền lợi của các đại biểu. Tất cả các đại biểu Quốc hội ở nước ta đều là cán bộ lãnh đạo đương chức. Và điều tất nhiên tham nhũng chỉ có ở những người đang có quyền lực. Dân đen thì lấy gì để tham nhũng. Do vậy, khi đụng đến chuyện tịch thu, đánh thuế hay đưa ra toà tài sản không chứng minh được nguồn gốc tức là đụng đến đồng tiền nhờ quyền lực mà có, tức là tham nhũng. Mà tài sản tham nhũng thì lấy đâu mà chứng minh được nguồn gốc.
Đồng tiền đi liền khúc ruột, dù đó là đồng tiền bất minh, đồng tiền phạm pháp cũng đã là tài sản của các ông. Dễ gì các ông ấy lại bấm nút biểu quyết tán thành việc tịch thu tài sản của chính mình. Có ai lại dại thế? Cho nên các ông không đồng tình là hợp lý thôi.
Phần đông chấp nhận giải quyết tại toà bởi thật sự tài sản có được do tham nhũng, hối lộ thường được phân tán cho thân nhân, con cháu, họ hàng đứng tên cả rồi. Ra toà thì chẳng còn chi. Hơn nữa, ra toà thì chạy chọt, nén bạc đâm toạc tờ giấy, trám tiền vào thì mọi việc êm đẹp cả thôi mà.
Nói như ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện KSND Tối cao: “Hiện có những người hơn hai mấy, ba mươi tuổi đã đứng tên những tài sản cả trăm tỉ, ngàn tỉ đồng. Chúng ta biết hết nhưng không xử lý được, vì quyền sở hữu của công dân chúng ta không đụng vào được. Nhưng nếu có luật Đăng ký tài sản, khi anh đăng ký một tài sản mới, anh không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì anh bị ‘thăm hỏi’ ngay. Như thế, chắc rằng sẽ không còn chỗ ẩn nấp cho nhóm tài sản tham nhũng“. Như vậy, khi ra toà án chẳng còn tài sản bao nhiêu để thu hồi.
Có 32% ý kiến chấp nhận thu thuế với tài sản không chứng minh được. Theo phương án này, trường hợp kết luận tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc; và cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được tài sản, thu nhập do vi phạm pháp luật mà có, thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập chuyển vụ việc cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền yêu cầu thu thuế thu nhập cá nhân đối với phần tài sản này.
Kiểu này cũng là khôn, khi có vấn đề phải bị điều tra, lòi ra tài sản bất minh chỉ cần chấp nhận đóng thuế thu nhập là xong, tiền bạc, tài sản vẫn còn đó, có sứt mẻ chút xíu cũng chẳng chết thằng Tây nào. Khôn quá đi chứ. Đóng thuế xong là xong, chẳng vướng tội lỗi gì. Tài sản nhiều mà, đóng thuế một ít cũng chẳng sao, phần còn lại là hợp pháp, ăn ba đời cũng chưa hết.
Thương cho một đại biểu cô đơn đồng tình với việc tịch thu tài sản bất minh. Có lẽ vị này chưa dính tham nhũng, chưa có tài sản hoặc chưa có cơ hội để có tài sản tham nhũng. Cũng có thể vị này tự tin mình đã tạo vành đai an toàn cho số tài sản của mình chăng?
Có 31 vị chọn im lặng là vàng, không biểu quyết. Tội gì, cứ để mọi người cho ý kiến, xem tình hình thế nào? Im lặng đúng lúc cũng là một hành động khôn ngoan. Cứ lặng lẽ đừng để lòi mặt chuột là được. Cứ chường mặt ra có khi dính bẫy oan.
Qua những con số trên mới thấy, việc kê khai tài sản của cán bộ chỉ là một trò vui. Có mấy ai khai thật và luật pháp cũng chưa có một biện pháp gì để xử lý khi cần thiết. Mà có khui ra được cũng chưa có điều luật nào để giải quyết, toà xử, đánh thuế hay tịch thu, cho đến giờ vẫn còn cù cưa.
Theo quy định pháp luật hiện hành, tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, việc kê biên tài sản chỉ được áp dụng khi nào đối tượng bị khởi tố bị can hoặc bị đưa đi xét xử, còn trước đó, dù đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kể cả trong thời gian khởi tố vụ án nhưng chưa khởi tố bị can cũng đều được miễn trừ trách nhiệm.
Như vậy, người phạm tội được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài sản sở hữu, “đây chính là kẽ hở của pháp luật, vô hình trung biến thành quãng ‘thời gian vàng’ giúp cho tội phạm có điều kiện tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản phạm tội mà có”. Một đại biểu đã từng phát biểu như thế.
Cũng theo luật, khoản 3 Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “chỉ kê biên bán tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại” cũng làm khó cơ quan tố tụng vì nội hàm rất trừu tượng.
Có rất nhiều vụ án lên đến hàng ngàn tỷ, nhưng tiến hành và xử lý chậm chạp, nhiêu khê, qua nhiều tầng, nhiều lớp khiến cho việc kiểm kê hoặc kê biên tài sản kéo dài trong giai đoạn điều tra, truy tố là nguyên nhân dẫn đến nhiều đại án khó thu hồi tài sản phạm pháp.
“Tài sản bị tội phạm chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng là đặc biệt lớn, đối tượng phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, người có chuyên môn, nghiệp vụ nên thường sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau để che giấu hành vi phạm tội, che giấu nguồn gốc hình thành tài sản do phạm tội mà có, che giấu đường đi của dòng tiền nên rất khó phát hiện, thu hồi”.
Ông Lê Minh Trí đã nhấn mạnh: “Các hoạt động kinh tế phải minh bạch thì chống tham nhũng, thu hồi tài sản mới tốt được. Quyết tâm nhưng thu, kê biên không đúng luật thì người ta kiện. Đúng hay không thì phải xác minh, mà trong quá trình xác minh thì họ tẩu tán mất rồi. Cho nên việc này phải giải quyết bằng nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có biện pháp căn cơ là pháp luật, để chúng ta có thể thu hồi tốt hơn”.
Tui nghĩ, cứ phạm tội là kê biên gia sản ngay. Điều tra, xử án, tiền nào có nguồn gốc rõ ràng thì trả lại, tài sản bất minh, không nguồn gốc thì tịch thu, cho vào công quỹ. Làm ngay khi có lệnh bắt còn hi vọng chứ đợi điều tra thì nó tẩu tán mất rồi, còn đâu. Ở xứ này mà chờ minh bạch là thua rồi.
Nhưng giờ lấy gì minh bạch, có thằng tham nhũng nào mà tự khai, chẳng có ai cầm dao tự cắt mình, chẳng có ai lại đi bấm nút để đồng tình việc tịch thu tài sản của mình. Bàn biện pháp ngăn ngừa ăn trộm với thằng ăn cắp thì cũng bằng thừa. Thế mới thấy cán bộ ta đụng đến quyền lợi cá nhân là phân hoá rõ ràng ngay.
Do vậy, họp thì cứ họp, bàn thì cứ bàn nhưng sẽ chẳng đi đến đâu. Chuyện chống tham nhũng ở xứ ta là chuyện dài lắm chuyện, rối như tơ, khó mà gỡ bởi anh chưa bị lộ ngồi xử thằng bị lộ. Rốt cuộc chẳng có luật nào rõ ràng, minh bạch để xử cả.
”Sau 3 kỳ thảo luận, các ĐBQH vẫn chưa nhất trí việc tịch thu hay đánh thuế, hay đưa ra tòa với tài sản không chứng minh được nguồn gốc. Thậm chí, qua phát phiếu lấy ý kiến, vẫn không quyết được “số phận” tài sản này.”
Họp thì cứ họp, bàn thì cứ bàn nhưng sẽ chẳng đi đến đâu. Chuyện chống tham nhũng ở xứ ta là chuyện đường dài lắm chuyện . Rối như tơ vò khó mà gỡ được ,bởi vì đó chỉ là kiểu anh chưa lộ ngồi xử anh bị lộ mà thôi .
Trong phần 1, tôi có nhắc tới nước Đức và bức tường Berlin, nó sụp đổ ngày 9.11.1989 cách nay 32 năm. Nước Đức thống nhất đoàn tụ một cách vĩ đại xét dưới góc độ nhân văn chứ không phải góc nhìn chiến tranh. Đem xương máu dân tộc, nhân dân nướng vào cuộc chiến tranh ý thức hệ tàn bạo, dưới danh nghĩa giải phóng, không có gì là vĩ đại cả, không có gì đáng ca ngợi cả (chuyện này sẽ nói sau trong một bài khác).
Lứa chúng tôi sinh ra giữa thập niên 50, khi miền Bắc chính thức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, về lý thuyết rất đẹp, đẹp tốt hơn bất kỳ thể chế nào. Và nó cũng đẹp trong văn nghệ, thơ ca. Nó đẹp từ mồm những người lãnh đạo, từ báo chí, đài phát thanh. Nó chỉ không đẹp, thậm chí chứa đầy xấu xa tệ hại, xấu hơn tệ hơn so với xã hội trước nó, là ở thực tế. Giữa lý luận và hiện thực là vực sâu thăm thẳm. Những người sống ở miền Bắc từ thập niên 50 tới 80 biết rõ điều này.
Phe xã hội chủ nghĩa/cộng sản khi tồn tại gồm 13 nước. Bất kỳ đứa học trò nào trải qua trường phổ thông ở miền Bắc đều nhớ nằm lòng những con số, chi tiết như vậy. 13 nước ấy gồm Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Mông Cổ, Cuba, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Albania, Đức. Nam Tư đã sớm rời bỏ, còn Lào mãi sau này mới bị xúi gia nhập, nên không tính.
Con số 13 cực xấu, bản thân nó đã chứa đầy nguy cơ tan vỡ, chiến tranh, nội chiến, đói nghèo, lạc hậu, lại cộng thêm bản chất chủ nghĩa xã hội với những độc tài, giả dối, phản dân chủ… nữa, nên nó tồn tại được trong gần nửa thế kỷ là đã quá nhiều. Nhẽ ra nó phải bị diệt vong sớm hơn. Trong giai đoạn cuối của nó, thêm mấy anh có tiềm năng thế mạnh nghèo đói nội chiến nhảy vào càng làm cho nó mau chóng lăn xuống huyệt, những Angola, Congo, Afghanistan, Mozambique, Somalia, Yemen, Etiopia, Nicaragua. Điều đó càng chứng tỏ nghèo đói, chiến tranh và chủ nghĩa xã hội là một, dễ tìm tới nhau. Nếu chủ nghĩa xã hội tốt đẹp, sao không thấy trong đội ngũ nó những Thụy Điển, Đan Mạch, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei…
Khi chúng tôi, đám con em nông dân học lớp 10, thi tốt nghiệp phổ thông, ước mơ lớn nhất là được đi học nước ngoài. Dĩ nhiên trên báo đài cũng có những anh “điển hình” chỉ ao ước được ra trận, “đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Tôi nói rằng “trên báo đài” bởi trong thực tế, các bạn cùng khóa với tôi không có anh nào ước ra trận cả, ra đi là do bắt buộc thôi.
Chỗ của con nông dân là chiến trường, mặt trận, hầm hào, đánh nhau, chết chóc. Đặc quyền đi học nước ngoài dành cho con em cán bộ lãnh đạo. Sẽ có ai đó bảo nói thế không đúng, vẫn có những con em ông to bà lớn đi bộ đội, ra chiến trường, hy sinh đó sao. Đành là vậy, đâu có phủ nhận, nhưng chỉ là cực kỳ ít ỏi trong cái tỷ lệ phân chia quyền lợi.
Trong số 13 nước “thiên đường” kể trên, nếu được đi nước ngoài, người ta cũng chỉ mong được học ở Đông Đức, sau đó là Ba Lan, Tiệp Khắc, chứ không phải Liên Xô, lại càng không phải Triều Tiên, Mông Cổ, Cuba… Người Đức vốn sẵn sự thông minh, giỏi giang, lại thêm sát nách Tây Đức, nên đời sống khá nhất, sang đó thực hiện “cứu nước cứu nhà” dễ nhất. Đông Đức về mức sống đứng đầu phe chủ nghĩa xã hội, là niềm ao ước, là đỉnh của cả phe, tuy nhiên so với Tây Đức chưa là gì cả. Thực tế cho thấy dòng người chạy trốn, vượt tường, đào thoát, tìm miền đất mới chỉ có một chiều từ Đông Đức sang Tây Đức chứ không theo chiều ngược lại bao giờ. Và cũng chỉ có người từ các nước xã hội chủ nghĩa, phe thiên đường trốn sang các nước tư bản giãy chết, phe địa ngục, chứ không trốn ngược lại. Đó là sự thực, phải mở to mắt ra mà nhìn, bung não ra mà nghĩ, chứ không thể lý luận suông một cách lú lẫn được.
Sự chênh lệch giàu nghèo, tốt xấu, hay dở do thể chế không chỉ bộc lộ ở hai miền nước Đức, mà những nơi khác tương tự cũng vậy. Hãy ngẫm lại hai miền Nam – Bắc Việt Nam suốt thời gian hơn 20 năm (nên bỏ ngay thứ lý luận bảo rằng miền Nam ăn viện trợ của Mỹ, bơ thừa sữa cặn, phồn vinh giả tạo), rồi Hàn Quốc – Triều Tiên từ thập niên 50 tới tận bây giờ, rồi Cuba trước và sau thời điểm 1959 cách mạng vô sản, rồi những nước đã tháo phăng cái áo chủ nghĩa xã hội lạc hậu, chật chội, từ đói nghèo vươn lên hạnh phúc như Mông Cổ, Ba Lan, Czech, Hungary… để hiểu chủ nghĩa xã hội tốt hay xấu, đáng chọn, đáng theo, đáng kiên định hay không. Khi chiếc áo đã rách tả tơi thì phải chấp nhận thay, chứ không thể chắp vá níu giữ tạm bợ, đánh lừa dân và tự lừa mình bằng chiêu trò “đổi mới”.
Biết nó xa vời, ảo tưởng, khó khăn không tới được thì đừng có lú lẫn đâm đầu mãi vào như con đà điểu chúi đầu trong cát, rốt cục sẽ chả đi tới đâu ngoài mấy cái bánh vẽ cho dân.
Cũng không hẳn là mù mắt, nhưng mù đầu mù óc, mù tư duy suy nghĩ thì quá rõ. Như các cụ xưa bảo, đường quang chẳng đi lại đâm quàng bụi rậm. Quờ quạng cây gậy lý luận khua khoắng dò đường, chỉ đâm vào ngõ cụt.
Ấy là tôi nói đến đám đang lãnh đạo xứ này, những kẻ mù nhận trọng trách dẫn đường.
Điều dễ nhận ra, với hệ thống báo chí truyền thông độc quyền, cứ vài ba bữa họ lại nức nở ca ngợi chủ nghĩa xã hội, đề cao con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là gần đây tán dương bài viết của ông tổng bí thư, xem nó như thứ ánh sáng chỉ lối soi đường, đuốc thời đại rọi tới tương lai.
Rồi ông nọ bà kia, từ ông trẻ Thưởng, tới những bác già giáo sư tiến sĩ lập thân nuôi xác bằng chủ nghĩa Mác-Lênin, cả đám nhãi ranh “Đối diện” nữa, kéo nhau lên tivi, lên báo chí để lập ngôn, dạy dỗ, trấn an, đe nẹt, nhưng tất cả đều chỉ là thứ lý luận suông, giả dối, xiên xẹo, lập lờ, lảng tránh sự thật. Họ biết cả đấy, nhưng họ phải lờ đi bởi nếu nói đúng sự thật thì chả khác gì tự xé toạc mặt nạ, bóc trần bản chất tệ hại của mình.
Hôm qua, tôi coi đoạn phóng sự người Đức nhắc lại ngày 9.11.1989 đập bỏ bức tường ô nhục Berlin, vừa buồn vừa rùng mình, nhớ chuyện cũ.
Ngược dòng lịch sử, ngày 7.11.1917, dân Nga bị sự lôi kéo của mấy anh theo chủ thuyết Mác-Lênin làm cuộc cách mạng lật đổ đế chế Nga, xây dựng một xã hội mới mà họ gọi là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, lấy đấu tranh giai cấp làm động lực. Trong hơn 70 năm Liên Xô tồn tại, thực chất nó như thế nào thì nhiều người đã biết. Một chế độ háo thắng, thích đánh nhau, tồn tại bằng vũ lực, bóc lột sức dân, vẽ ra những mục đích không tưởng, lôi kéo nhiều nước vào cuộc đấu đá-chiến tranh “ai thắng ai” bằng miếng mồi tình quốc tế vô sản, bị cai trị bởi những kẻ độc tài xấu xa dưới vỏ đồng chí…
Không phải bàn luận tranh cãi nhiều, chỉ cần nhìn vào thực tế, nếu chế độ (xã hội chủ nghĩa) ấy, đường lối ấy tốt đẹp thì không lý gì sụp đổ cái ầm, bị chôn vùi, vứt vào sọt rác. Cả phe xã hội chủ nghĩa vỡ tan như bọt nước trong cơn sôi sục của dân chúng vốn bị kìm nén suốt hơn nửa thế kỷ.
Tốt đẹp thì phải giữ, phải tồn tại, cớ gì lại tan, bị ném vào hố rác? Bản thân câu hỏi đã là câu trả lời, không cần giải thích. Bây giờ, ngay cả những nơi đã sinh ra ông tổ của chủ nghĩa xã hội-chủ nghĩa cộng sản, những nơi từng là lô cốt, thành trì của học thuyết này, người ta cũng không thèm nhắc tới, nếu có gợi lại cũng chỉ coi nó như thứ quá khứ đau buồn, cần quên đi vĩnh viễn.
Toàn thế giới hiện có 204 quốc gia (nước) lớn nhỏ. Thử đếm xem có bao nhiêu nước chọn con đường “tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Xin thưa, chỉ vừa đủ số ngón tay của một bàn tay. Chả nhẽ 199 nước kia ngu đục dốt nát cả.
Những quốc gia giàu nhất trên thế giới, đất nước phát triển, cuộc sống sung túc, dân chúng đầy đủ hạnh phúc, không có nước nào theo chủ nghĩa xã hội. Đốt đuốc tìm không ra.
Những nước, những miền đã từng phát triển, từng có vị thế, thứ hạng trên thế giới, sau khi theo chủ nghĩa xã hội, hoặc bị cưỡng bách theo chủ nghĩa xã hội, ngả vào chủ nghĩa xã hội, ngay lập tức hoặc lún dần vào sự nghèo đói, kiệt quệ, dân rơi vào cảnh bần cùng, dân tộc không ngóc đầu lên nổi, rõ nhất là Cuba, Triều Tiên, miền Nam Việt Nam, Venezuela.
Phe xã hội chủ nghĩa từng có 13 nước, sau khi tan rã chỉ còn 4 nước “kiên định đói nghèo”, những nước kia sau khi tự cởi trói đã chấm dứt sự nghiệp giảm nghèo bền vững, mau chóng đem lại đời sống ấm no cho dân chúng.